Kiến thức cần trang bị khi tìm việc CNTT

Nhiều bạn sinh viên thắc mắc cần trang bị kiến thức gì để có thể đi xin việc CNTT? Kiến thức chuyên môn về lập trình là tiên quyết rồi, bài viết này liệt kê các công cụ mà các cty/doanh nghiệp CNTT thường sử dụng. Bạn làm tốt những điều bên dưới là có thêm điểm + để tăng khả năng tìm việc thành công.

I. Công cụ

1. Git, Tortoise Git, Source tree

Git là công cụ quản lý version của dữ liệu, thường là quản lý source code và data của dự án. Hiện giờ hầu như cty CNTT nào cũng sử dụng Git (hoặc tương tự) để quản lý code. Git là công cụ phổ biến nên tài liệu hướng dẫn có rất nhiều, để tránh lan man chỉ cần học các kỹ năng sau:

  • Clone: đem code về lần đầu tiên
  • Pull: kéo code từ origin repository về máy tính
  • Commit: sau khi code 1 chức năng, sửa file xong thì commit
  • Push: đẩy các commit từ máy tính lên repository

Do chức năng của Git thì có nhiều, nên học nhiều sẽ rối, nắm được 4 chức năng cơ bản của Git rồi vào cty sẽ được hướng dẫn tiếp.

Rất nhiều bạn nhầm giữa Git và GitHub.com, Git là phần mềm chạy trên máy tính, còn GitHub là website cung cấp giải pháp lưu trữ miễn phí sử dụng Git.

2. IDE thường dùng với ngôn ngữ lập trình

Visual Studio: C#, C++
Visual Studio Code: Python
Pycharm: Python, Java
Android Studio: lập trình Android
Notepad++: edit file text nhanh, nhiều chức năng & nhẹ

3. Cài đặt các extension

Các extension Chrome hữu dụng
Cài đặt Extension Jupyter Notebook cho Visual Studio Code

4. Linux (tùy chọn)

Nếu bạn đi theo hướng Computer Vision, Deep Learning thì nên biết sử dụng Linux. Hệ điều hành phổ biến hiện nay là Ubuntu, các bạn có thể cài để tìm hiểu trên máy ảo.

  • Quản lý file: cấu trúc file, đường dẫn folder, chmod file/folder
  • Edit text bằng bash
  • SSH: chạy lệnh bash thông qua mạng (LAN, Internet)
  • Root là gì? Chạy lệnh với quyền root như thế nào?
  • Cài đặt phần mềm bằng apt: Python, Pytorch,…

II. Kỹ năng

1. Sử dụng email

  • Không nên sử dụng nhiều email, chỉ nên dùng 1 email duy nhất
  • Nên sử dụng email phổ biến như Gmail
  • Hạn chế sử dụng email không nghiêm túc: boykuteetimnguoiyeu@gmail.com
  • Không để quá nhiều mail rác, mail chỉ có giá trị 1 lần như mail OTP, mail spam hàng loạt. Chỉ giữ những email có giá trị tra cứu, các mail quan trọng.
  • Nên cài đặt Google Mail Checker để biết có email mới

2. Đăng ký sẵn các tài khoản phổ biến

Đăng ký sẵn tài khoản ở các trang phổ biến sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian làm quen với công việc.
https://github.com/
https://gitlab.com/

3. Học cách double check

Double check là kỹ năng kiểm tra lại công việc theo góc nhìn của người nhận. VD trước khi ấn nút gửi mail, hãy đặt mình vào vị trí của người nhận mail để kiểm tra đủ thông tin hay chưa?

4.Tập gõ bằng VNI, đừng gõ bằng Telex

Lập trình viên là người sử dụng nhiều từ tiếng Anh nên sử dụng Telex sẽ chậm hơn người sử dụng VNI về tốc độ gõ lẫn intellisense. Tất nhiên là bạn có thể học cả 2 kiểu gõ hoặc gõ kiểu nào cũng được miễn không gây ra lỗi khi code.

5. Thực hành phương pháp 5S: Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ – Săn sóc – Sẵn sàng

Đây là 1 kỹ năng khó, nhiều người đi làm lâu vẫn không thực hiện được nên chỉ là khuyến khích các bạn làm. Không làm được cũng không sao.

Nếu bạn sắp xếp file giống như các gạch đầu dòng bên dưới là rất tốt rồi:

  • Không chứa file linh tinh đầy desktop, file đều được sắp xếp gọn gàng vào các thư mục. Các folder được đặt ổ khác ổ C: Ebook, SourceCode, Tailieu,…
  • Kết quả học tập, CV, luận văn, source code bạn đã làm đều tìm kiếm dễ dàng
  • Không chứa file rác, file tạm quá nhiều
  • Không để file trùng lắp, tốn dung lượng

6. Kỹ năng sử dụng máy tính

Nghe lạ phải không? SV CNTT thì kỹ năng sử dụng máy tính thượng thừa rồi cần gì học? Thật ra nhiều bạn mắc 1 số lỗi như sau:

  • Đường dẫn folder không được có ký tự Unicode. VD: D:\Tài liệu\luận văn.docx
  • Đường dẫn folder không được có khoảng trắng (space)
  • Có sao lưu backup tài liệu (Google Drive, OneDrive), source code (GitHub, GitLab) thì rất tuyệt vời

Tổng kết

Trên đây là những lời khuyên rút ra từ kinh nghiệm thực tế, các bạn chuẩn bị sẵn thì sẽ đỡ lóng ngóng khi đi tìm việc CNTT.