Quang đồ – histogram

Hầu hết mọi người đều đã từng nhìn thấy quang đồ (histogram) của ảnh. Đây là dạng biểu đồ 2 chiều thể hiện độ sáng tối của ảnh 1 cách trực quan. Căn cứ vào quang đồ có thể biết ảnh thiếu sáng hay thừa sáng để cân bằng.

Quang đồ xuất hiện phổ biến trong máy ảnh, các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop.

Cách vẽ Histogram

Histogram là biểu đồ 2 chiều với trục X là các giá trị màu của ảnh, trục Y là tổng số pixel. Với ảnh có 8 bit màu mỗi kênh thì trục X có 256 cột giá trị từ 0 – 255.

Lấy 2 ảnh làm thí dụ, 1 ảnh thiếu sáng và 1 ảnh đủ sáng
IMG_4016

BG-(2210)

Trong ảnh thiếu sáng biểu đồ hơi lệch về bên trái, còn ảnh đủ sáng thì biểu đồ tương đối cân bằng.

Bên dưới là ảnh có đèn sáng, tức là có 1 vùng sáng hơn hẳn các vùng còn lại. Nhìn vào histogram ta thấy được 1 cột bên phải cao bất thường, đó chính đèn xe.
2557E41021250675T1-82742

Cân bằng sáng (Equalize hist)

Cân bằng sáng là 1 kỹ thuật biến đổi ảnh trở về độ sáng trung bình. Ta thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa màu sắc với histogram so với ảnh gốc.

IMG_4016

Tuy nhiên khi sử dụng phải cẩn thận vì có thể làm mất đặc trưng của ảnh. Sau khi dùng hàm cv::equalizeHist() thì ảnh đã mất đi độ tương phản so với ban đầu.
2557E41021250675T1-82742

Source code vẽ histogram

Code này được viết bằng opencv 3.x

Leave a Reply