Tại sao công nghệ ở Việt Nam chưa phát triển?

Câu trả lời lại nằm trong 2 câu hỏi mà khi trả lời là bạn sẽ hiểu: Tiền đâu để nghiên cứu? và Nghiên cứu rồi thì ứng dụng vào đâu?

Mặc dù phần chính nằm trong 2 câu trên nhưng vẫn liên quan một số vấn đề khác. Tuy nhiên đó là vấn đề chính nên giải quyết được sẽ thúc đẩy công nghệ phát triển.

Có 2 cách làm giàu nhanh: làm giàu bất chính hoặc bằng công nghệ. Do đó tập trung vào công nghệ là cách làm giàu nhanh, bền vững và tốt cho tất cả mọi người.

Tiền đâu để nghiên cứu

Nếu ai đó có nhiều tiền để đầu tư khả năng cao họ sẽ đầu tư bất động sản. Hiện nay BDS là kênh thu hút vốn đầu tư nhiều nhất và an toàn nhất. Do đó tiền tập trung hết vào kênh sinh lời cao và an toàn. Còn tiền dành cho đầu tư công nghệ ít hơn rất nhiều.

batdongsan

Số tiền dành cho công nghệ ít bởi vì rủi ro rất cao. Đầu tiên là nghiên cứu chắc gì đã thành công để ra được sản phẩm. Làm ra sản phẩm lại chưa chắc bán được, đòi hỏi kiến thức rất cao. Do đó đầu tư nghiên cứu công nghệ không bằng đi mua công nghệ có sẵn.

Mặc dù việc đi mua có vẻ lợi trước mắt nhưng về lâu dài sẽ bị phụ thuộc. Người đi mua sẽ không nắm rõ bản chất công nghệ, không chỉnh sửa được công nghệ,… Do đó muốn thay đổi công nghệ cho phù hợp cũng khó khăn.

Hiện tại tiền chi cho nghiên cứu ít nên nhân tài đi làm cho các tổ chức nước ngoài là chính. Nước ngoài đã giàu nay còn giàu thêm trong khi các cty nội cần người lại không có. Mức lương cho kỹ thuật giỏi hiện nay trung bình 20-30 triệu/tháng. Chi phí rất lớn để các cty phải đắn đo suy nghĩ.

Nghiên cứu rồi ứng dụng vào đâu?

Bản chất của công nghệ là các giải pháp giúp công việc nhanh hơn, chính xác hơn. Do đó công nghệ phải đi sau sản xuất kinh doanh để bổ trợ chứ không thể đi trước. Tôi lấy vài ví dụ:
– Phát minh ra bóng đèn thắp sáng: trước đó đã có đèn dầu, đèn cầy. Bóng đèn giúp sáng hơn, thuận tiện hơn.
– Máy hơi nước dùng để dệt vải, chạy tàu,… Nếu không có thì dùng sức người, sức gió
– Xe đạp dùng để di chuyển nhanh gọn, nhưng không có thì con người đi bộ, đi ngựa,…

bongdentron

Như vậy, các công nghệ mang tính chất bổ trợ cho việc lặp đi lặp lại. Công nghệ khai thác các tính năng vật lý, hóa học,… để tạo thành các cỗ máy. Các cỗ máy giúp con người đạt được kết quả nhanh hơn & tốt hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn.

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu phải có công việc sản xuất kinh doanh thì mới có nơi dùng công nghệ. Công nghệ mà không có nơi sử dụng cũng như luận văn đóng bụi trong thư viện, chờ có dịp sử dụng.

Còn yếu tố nào khác?

2 vấn đề trên là chính, ngoài ra còn các vấn đề khác cũng ảnh hưởng đáng kể. Gồm có: pháp lý, thị trường, trình độ nhân lực, vị trí địa lý,… Các yếu tố đó đòi hỏi sự cải thiện trong thời gian rất dài, nếu làm nhanh cũng không dưới 20 năm.

Nghịch lý lớn nhất của thị trường lao động là sinh viên thất nghiệp – cty thiếu người. Lý do thì ai cũng biết: nhân lực không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuổi thanh xuân cực kỳ lãng phí trong khi đó là độ tuổi làm việc hiệu quả nhất.

Trong startup có 3 nhóm nhân lực chính để tạo ra sản phẩm đem bán: nhà khoa học – kỹ sư – doanh nhân. Nhà khoa học nghiên cứu đặc tính, khả năng áp dụng công nghệ. Kỹ sư tạo ra sản phẩm còn doanh nhân đem đi bán. Chúng ta thiếu rất nhiều người giỏi ở cả 3 nhóm đó.

Cách nào giải quyết

4-loi-khuyen-giup-startup-cai-thien-chien-luoc-marketing-o-giai-doan-cat-canh-52-.1948

Như phân tích ở trên thì khi giải quyết được các vấn đề đó thì khoa học kỹ thuật sẽ phát triển. Nhóm quan trọng nhất là doanh nhân, phải tìm ra cách bán được sản phẩm, từ đó công nghệ mới có chỗ áp dụng. Khi thương hiệu được tạo ra thì việc kinh doanh mới bền lâu, lợi nhuận cao. Có tiền rồi mới đầu tư công nghệ được.

Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của cộng đồng, của những người đi trước cũng rất quan trọng. Người đi trước hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm để lớp trẻ hơn đi nhanh hơn. Nếu giúp cho sinh viên, thế hệ trẻ hiểu được tầm quan trọng của công nghệ thì mọi việc tiến rất nhanh. Chúng tôi cũng là 1 ví dụ bên cạnh rất nhiều blog hướng dẫn lập trình khác.

Leave a Reply